Hướng dẫn đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính

[Sưu Tầm và Chỉnh Sửa]
Có nhiều bạn làm kế toán nhưng vẫn chưa nắm rõ nguyên tắc và cách lập BCTC vì toàn làm trên phần mềm KT. Tôi cũng đã có 1 buổi hướng dẫn các bạn trong nhóm cách làm BCTC rồi nhưng hôm nay xin viết sơ qua lại để các bạn hiểu bản chất của BCTC là gì? Cách lập ra sao để khi giám đốc hay ngân hàng, thuế hỏi đến thì các bạn biết cách trả lời và giải thích BCTC.

PHÂN TÍCH NGẮN GỌN BCTC:
1.Đối với Bảng cân đối kế toán: là tài tài liệu để phân tích đánh giá tổng quan tình hình quản lý, sử dụng vốn, tình hình huy động vốn, SD nguồn vốn, tình hình tài chính của DN.
Phần Tài sản : phản ánh tình hình tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu của khách hàng, vật tư hàng hóa và TSCĐ của DN. Nhìn vào phần TS sẽ đánh giá được quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN, từ đó giúp DN XD được một kết cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm SXKD của mình.
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN gồm : Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TS ngắn hạn khác. Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là SDCK của các TK 111,112,133,142,152,156,159… Tóm lại là toàn bộ nhóm các TK có đầu 1)

Riêng TK 131 nếu SDCK có cả nợ và có thì Số dư Nợ : chính là khoản phải thu của khách hàng ( Cho vào phần Tài sản ngắn hạn). Còn nếu dư bên Có : là khoản người mua đã trả tiền trước ( ứng trc tiền mua hàng) – thì phải cho vào phần NỢ PHẢI TRẢ bên Nguồn vốn.
Ngoài ra khi nhìn vào BCTC kế toán còn phải biết phân tích dòng tiền và vòng quay của vốn để khi làm BCTC gửi Ngân hàng còn biết cách giải thích.
VD : nếu TM và TGNH còn nhiều trong khi TK 131 dư bên Có, tức là cty đang thừa vốn và thậm chí đang chiếm dụng vốn của các DN khác. TK 152,156 SDCK ít phản ánh quá trình luân chuyển hàng tốt.
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
Là các khoản phải thu dài hạn, TSCD, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và TS dài hạn khác.
Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là SDCK của các TK 211,214 ( số âm),221,241,242,24 Tóm lại là toàn bộ nhóm các TK có đầu 2)
PHẦN NGUỒN VỐN : Gồm Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
A. NỢ PHẢI TRẢ: Phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, thuế và một số khoản nợ khác. Nếu SDCK của các TK 311,331,334,333 lớn chứng tỏ DN khả năng thanh toán kém chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, người LĐ cũng như của nhà nước.
Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là SDCK của các TK đầu 3 như 311,331,333,341. Riêng TK 331 cũng tương tự TK 131 – nếu dư bên Nợ tứcd đang trả trước cho người bán và chỉ tiêu này phải cho vào bên phần TÀI SẢN – mục Trả trc cho ng bán.
B. Nguồn vốn CSH : gồm nguồn vốn KD và các quỹ của DN, ở phần này còn phản ánh tình hình lỗ lãi của DN trong năm.
2. Báo cáo KQ HĐKD
Phản ánh tình hình và kết quả hđ KD trong 1 kỳ kế toán. Thông qua các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, chi phí, thu nhập CP của hđ khác của năm trước so sánh với năm nay để đánh giá tình hình phát triển của DN.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh tình hình sử dụng tiền trong DN
Ngoài các BCTC như bảng CĐKT, báo cáo KQKD, lưu chuyển tiền tệ còn có thuyết minh BCTC nhằm mục đích giải trình, bổ sung tuyết mình các thông tin về tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN
Ngoài ra khi nhìn vào BCTC ta có thể thấy vòng quay luân chuyển của vốn, khả năng thu hồi vốn của DN nhanh hay chậm dựa vào TK 111,131,511. Vòng quay của vốn = Doanh thu/ tài sản.
Để quản lý công nợ cũng như làm báo cáo tài chính hay các báo cáo khác một cách chính xác và đầy đủ hơn, mình xin giới thiệu với các bạn phần mềm kế toán doanh nghiệp A-Excel, Phần mềm kế toán doanh nghiệp A-Excel được thiết kế trong môi trường Excel chuyên nghiệp nhất. Với phần mềm này  làm việc trong môi trường Excel khá thân thiện,dễ sử dụng, người dùng chỉ cần nhập danh mục và chứng từ là mọi sổ sách báo cáo đều được tự động làm ra rất nhanh và chính xác, có thể kết xuất ra excel để chỉnh sửa, lưu trữ.... và đặc biệt báo cáo thuế có thể kế xuất ra excel và tải lên HTKK.
downloads-aexcel


Không có nhận xét nào...Leave one now