Bán lẻ trong nước chuyển mình bằng công nghệ thông tin
(SƯU TẦM VÀ CHỈNH SỬA)
Khi quan sát các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, có thể thấy họ không quên mang theo công nghệ tối tân trong quản lý, như hệ thống Revelsystems (Mỹ), Lightspeedretail (Canada)… liệu rằng ngành bán lẻ trong nước có đang chịu yếu thế, tụt hậu so với doanh nghiệp nước ngoài? Và công nghệ nào đang được áp dụng để ngành bán lẻ “chuyển mình” dành lại thị phần?
Công nghệ quản lý kho
Một đơn cử dùng sản phẩm công nghệ trong nước – Phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp BS SILVER –đã đạt đến ngưỡng “đâu cần là có”.
Hiện nay với nhiều kho hàng, buộc phải sử dụng một hệ thống quản lý kho hiện đại để tinh chỉnh chuỗi cung ứng. Kết quả cho thấy, đã cải thiện độ chính xác của dự báo hàng tồn kho từ 30% lên 98%.
Anh Sơn, quản lý kho Gạch và VLXD Hà Nội cho biết: “Phương pháp quản lý kho trên phần mềm liên tục cho tôi quyết định đúng đắn điều chỉnh lượng hàng tồn kho, nhờ phân tích chính xác hơn”. Anh chia sẻ thêm: “Chúng tôi đang đi theo một lộ trình rất rõ ràng, dựa trên hiểu biết về những gì đang thực sự diễn ra tại các cửa hàng và nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy tôi thấy tự tin khi mở thêm cửa hàng mới với kế hoạch hàng tồn kho cũng như các chương trình khuyến mãi hiệu quả”.
Ví dụ như, khi lên kế hoạch chương trình khuyến mãi cho địa điểm mới, chuỗi cửa hàng sẽ giả định được lượng hàng cần từ kết quả bán hàng từ các đợt khuyến mãi trước đó, dồn hàng về các kho gần nhất để linh động cung ứng theo tình hình thực tế.
Công nghệ di động
Những hệ thống như Revelsystems rất nổi tiếng ở Châu Âu, nhưng cũng đặc biệt “gây choáng” về giá đối với doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên cuộc cách mạng phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động đang góp phần giảm chi phí CNTT cho ngành bán lẻ.
Chỉ với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, nhà quản lý bán lẻ đã truy cập được vào tình trạng kho hàng, doanh số tại các điểm bán hàng, thậm chí là bán hàng in hóa đơn ngay từ các thiết bị này. Ứng dụng trên thiết bị di động chỉ cần tải về và sử dụng, không tốn hàng tháng thiết lập và hàng giờ học cách sử dụng giống như các hệ thống phức tạp khác.
Có thể thấy phương pháp này mang đến nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt, bên cạnh yếu tố kinh tế, còn là yếu tố phù hợp với quy mô nhỏ và trung bình của 85% doanh nghiệp trong nước.
Do vậy các nhà quản lý bán lẻ đang tích cực thích nghi và nắm bắt cơ hội với công nghệ di động để quản lý việc kinh doanh của mình, nhằm mục tiêu “chuyển mình” từ sau nốt trầm của kinh tế toàn cầu, đồng thời dành lại thị phần từ tay doanh nghiệp ngoại.
___________________________
Không có nhận xét nào...Leave one now